Ý tưởng kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh nhà thuốc kiếm bộn tiền cho nhà kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh nhà thuốc là ý tưởng có tiềm năng thu lại lợi nhuận lớn. Nhà thuốc là nơi cung cấp các sản phẩm thuốc, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Với xu hướng mọi người ngày càng coi trọng sức khỏe bản thân, kinh doanh nhà thuốc sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Tuy nhiên không phải cứ mở nhà thuốc sẽ thu lại lợi nhuận ngay lập tức. Nobi Pro sẽ chỉ cho bạn những ý tưởng kinh doanh nhà thuốc chất lượng và hướng dẫn bạn những kinh nghiệm mở nhà thuốc hiệu quả trong bài viết dưới đây.

1. Phân tích thị trường nhà thuốc

Trước khi quyết định triển khai ý tưởng kinh doanh nhà thuốc, bạn cần tìm hiểu, phân tích thị trường về lĩnh vực kinh doanh nhà thuốc. Cần tìm hiểu xem ưu điểm, nhược điểm của thị trường này như nào. Phân tích thị trường là một bước quan trọng trong quá trình kinh doanh nhà thuốc vì nó giúp các chủ cửa hàng hiểu rõ hơn về nhu cầu và xu hướng của khách hàng, cũng như cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành.

Phan-tich-thi-truong-nha-thuoc

Cụ thể, phân tích thị trường sẽ cung cấp cho chủ cửa hàng thông tin về:

  • Khách hàng mục tiêu: Khi chủ cửa hàng biết được đối tượng khách hàng của mình là ai, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và giữ chân khách hàng này.
  • Nhu cầu của khách hàng: Thông qua phân tích thị trường, chủ cửa hàng có thể xác định được loại sản phẩm và dịch vụ nào được khách hàng yêu cầu nhiều nhất.
  • Giá cả và chiến lược giá: Chủ cửa hàng có thể dựa trên thông tin từ phân tích thị trường để đưa ra giá cả hợp lý, tìm kiếm cách để giảm chi phí và tăng doanh số.
  • Cạnh tranh: Phân tích thị trường giúp cho chủ cửa hàng hiểu rõ hơn về các đối thủ cạnh tranh và chiến lược của họ, từ đó đưa ra phương án kinh doanh phù hợp để giành được ưu thế trên thị trường.

Thị trường kinh doanh nhà thuốc là một trong những thị trường tiềm năng và có sức tăng trưởng ổn định. Điều này được chứng minh bởi sự gia tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân.

Tuy nhiên, thị trường kinh doanh nhà thuốc cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Một số khách hàng có xu hướng mua thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe trực tuyến, gây ra sự cạnh tranh khốc liệt cho các nhà thuốc truyền thống. Bên cạnh đó, các chuỗi nhà thuốc lớn và các siêu thị có phòng thuốc cũng đang ngày càng mở rộng và chiếm lĩnh thị phần.

Thị trường kinh doanh nhà thuốc cũng đầy cạnh tranh. Những nhà kinh doanh thành công sẽ là những người có khả năng tìm kiếm sự khác biệt, cập nhật sản phẩm và dịch vụ liên tục và xây dựng quan hệ tốt với khách hàng.

2. Nắm rõ thủ tục pháp lý để mở nhà thuốc

Để mở được hiệu thuốc, bạn phải xác định xem bạn có đủ điều kiện và mong muốn mở loại hình kinh doanh nào: nhà thuốc hay quầy thuốc. Bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện để kinh doanh theo quy định của pháp luật:

Khoản 1, khoản 4 Điều 18 Luật Dược năm 2016 quy định về điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc:

“Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, c, e, g, i hoặc l Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 13 của Luật này.”

Điều 13 Luật Dược năm 2016 quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược:

1. Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:

a) Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ)

b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;

c) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;

d) Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;

đ) Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học

e) Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;

g) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;

h) Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;

i) Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;

k) Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;

l) Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.

Việc áp dụng Điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại Điểm l Khoản này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.

2. Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:

a) Đối với người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại Khoản 9 Điều 28 của Luật này thì không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;

b) Đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ;

c) Đối với người có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 13 của Luật này thì thời gian thực hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.”

Nam-ro-thu-tuc-phap-ly-de-mo-nha-thuoc

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bao gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược.

Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược.

Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở.

Tài liệu kỹ thuật tương ứng với cơ sở kinh doanh dược:

– Danh sách nhân sự, tên, chức danh, trình độ chuyên môn;

– Danh mục trang thiết bị (bao gồm cả thông tin về hệ thống máy tính và phần mềm quản lý nối mạng);

– Danh mục các quy định, hồ sơ, tài liệu, các quy trình thao tác chuẩn

– Bản tự kiểm tra Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo Danh mục kiểm tra quy định tại Phụ lục II 2a (nhà thuốc) hoặc 2b (Quầy thuốc) hoặc 2c (Tủ thuốc trạm y tế xã) kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BYT đối với cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tương ứng.

– Sổ theo dõi chi tiết khách hàng

– Tài liệu thuyết minh

– Mẫu báo cáo định kỳ

– Kê khai nhân sự

– Kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị

Hồ sơ sẽ được nộp cho Sở y tế nơi bạn định mở kinh doanh nhà thuốc. Hãy tìm hiểu thủ tục kinh doanh nhà thuốc thật cẩn thận, tránh trường hợp sau này khi bạn vận hành bị thanh tra y tế kiểm tra và xử phạt.

Việc nắm rõ thủ tục pháp lý khi mở nhà thuốc là vô cùng quan trọng vì có nhiều quy định và luật lệ liên quan đến kinh doanh dược phẩm và các sản phẩm y tế khác. Các quy định này được thiết lập để đảm bảo rằng sản phẩm y tế được sử dụng an toàn và hiệu quả cho người dùng.

Nếu bạn không nắm rõ các quy định và luật lệ này, có thể dẫn đến việc vi phạm pháp luật và bị phạt tiền hoặc thậm chí là bị tước quyền kinh doanh. Ngoài ra, việc không tuân thủ các quy định liên quan đến vệ sinh và an toàn sức khỏe cũng có thể gây nguy hiểm cho khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn.

Vì vậy, để tránh các vấn đề pháp lý và đảm bảo an toàn cho khách hàng, bạn cần phải nắm rõ và tuân thủ các quy định và luật lệ liên quan đến kinh doanh dược phẩm và các sản phẩm y tế khác. Bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về các quy định

3. Lên kế hoạch về chi phí đầu tư, chính sách, quy trình, vận hành, doanh thu

Để lên kế hoạch về chi phí đầu tư, chính sách, quy trình, vận hành và doanh thu cho một nhà thuốc, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Len-ke-hoach-ve-chi-phi-dau-tu-chinh-sach-quy-trinh-van-hanh-doanh-thu

  • Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu về nhu cầu và thị trường hiện tại của các loại sản phẩm mà nhà thuốc của bạn sẽ cung cấp, bao gồm cả thuốc và các sản phẩm liên quan.
  • Lập kế hoạch chi phí đầu tư: Bao gồm các chi phí như mua đất, xây dựng, trang thiết bị, tài chính, quảng cáo và tiền lương cho nhân viên.
  • Thiết kế chính sách và quy trình: Bao gồm các quy trình và quy định cho việc mua, bán và quản lý sản phẩm, cách thức thanh toán, vận chuyển, lưu trữ và bảo quản sản phẩm. Bạn cần xác định đề ra chính sách bán hàng, xác định doanh thu cần đạt được, đề ra được quy trình bán hàng và tương tác với khách hàng để có thể vận hành nhà thuốc một cách hiệu quả.
  • Lập kế hoạch vận hành: Bao gồm việc xác định số lượng nhân viên cần thiết, quy trình làm việc, bảng lương, đào tạo nhân viên và quản lý nhân viên. Để thành công trong thị trường kinh doanh nhà thuốc, các nhà kinh doanh cần phải tìm kiếm sự khác biệt và đổi mới trong cách phục vụ khách hàng. Các sản phẩm và dịch vụ phải được cập nhật liên tục để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo ra sự tiện lợi và trải nghiệm tốt cho khách hàng khi đến mua hàng tại nhà thuốc.
  • Lập kế hoạch doanh thu: Bao gồm dự đoán doanh thu từ các sản phẩm, xác định mức giá bán, khách hàng mục tiêu và các chiến lược marketing. Bạn cần xác định doanh thu đối với nhà thuốc. Vì khi bạn kinh doanh nhà thuốc sẽ thuộc ngành nghề phân phối, cung cấp hàng hóa. Đây là hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa.
  • Tổ chức và thực hiện kế hoạch: Sau khi đã hoàn thiện kế hoạch, bạn cần phải thực hiện kế hoạch này bằng cách tổ chức và quản lý nhà thuốc một cách hiệu quả. Bạn cũng nên xác định thời gian để mở bán mỗi ngày, thông thường các nhà thuốc sẽ mở bán từ 7h – 22h mỗi ngày. Nhân viên nhà thuốc sẽ phụ trách việc bán hàng và ghi chép vào sổ đầy đủ. Nên có phần mềm quản lý và nhập thuốc đầy đủ, có đầy đủ các giấy tờ.

Các bước trên có thể giúp bạn lên kế hoạch chi tiết và hiệu quả cho việc quản lý và vận hành nhà thuốc của mình. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng kế hoạch của bạn có thể cần điều chỉnh dựa trên thị trường và hoàn cảnh cụ thể của từng nhà thuốc.

4. Nghiên cứu đối thủ

Bạn cần tìm hiểu về các nhà thuốc cạnh tranh trong khu vực của bạn. Điều này có thể bao gồm các nhà thuốc địa phương và các chuỗi nhà thuốc lớn. Sau đó, hãy tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ mà các đối thủ cung cấp, đánh giá các điểm mạnh và yếu của họ. Bạn cần xem xét xem liệu bạn có thể cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn hay không.

Nghien-cuu-doi-thu

Giá cả cũng là một yếu tố quan trọng khi nghiên cứu đối thủ. Tìm hiểu về mức giá của các sản phẩm và dịch vụ của đối thủ, từ đó bạn có thể điều chỉnh giá của mình để tạo ra sự cạnh tranh. Bạn có thể tìm hiểu về đối tượng khách hàng mà đối thủ của bạn hướng đến và các chiến lược tiếp thị họ sử dụng. Điều này giúp bạn hiểu được các nhu cầu và yêu cầu của khách hàng, từ đó bạn có thể điều chỉnh chiến lược của mình để đáp ứng nhu cầu của họ.

Địa điểm kinh doanh cũng là một điểm bạn cần chú ý, việc bạn tìm hiểu về đối thủ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của thị trường và điều chỉnh chiến lược của mình để phù hợp cũng như tiếp cận khách hàng một cách tốt hơn, cạnh tranh được với đối thủ.

5. Tìm nguồn nhập sản phẩm chất lượng, uy tín

Việc tìm kiếm nguồn nhập sản phẩm chất lượng, uy tín phải đảm bảo tiêu chí về chất lượng và giá cả. Thuốc càng chất lượng và giá cả hợp lý càng thu hút khách hàng tới nhiều hơn.

Tim-nguon-nhap-san-pham-chat-luong-uy-tin

Để kinh doanh nhà thuốc hiệu quả, cần lên danh sách các danh mục thuốc cần nhập để có đang dạng nguồn sản phẩm để bán, ví dụ như:

  • Danh mục thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm
  • Danh mục thuốc kháng sinh
  • Danh mục thuốc kháng Histamin
  • Danh mục thuốc ho
  • Danh mục thuốc dạ dày
  • Danh mục Vitamin – khoáng chất
  • Danh mục thuốc bôi ngoài da
  • Danh mục vật tư y tế
  • Các loại thuốc khác…

Ngoài ra, bạn cũng đa dạng hóa sản phẩm: Nên cung cấp đa dạng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bao gồm cả các loại thuốc chữa bệnh và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như thực phẩm chức năng, vitamin, dầu gội đầu, sữa tắm, kem dưỡng da, …

Việc bán hàng theo chiến lược chiếm vai trò quan trọng trong tăng doanh thu đơn hàng. Bạn có thể áp dụng chiến lược Upsell, nghĩa là bán hàng gia tăng, những loại sản phẩm

liên quan đến sản phẩm chính mà bạn bán. Nhưng hãy bán làm sao cho thoải mái tự nhiên nhất để khách hàng không cảm thấy bị ép mua.

Bạn có thể nhập nguồn hàng sỉ từ những nơi bán sỉ uy tín và làm khách quen để thường xuyên có những giá ưu đãi. Ngoài ra vẫn cần đảm bảo có nhiều nguồn nhập tại nhiều nơi để đảm bảo luôn có đầy đủ các loại thuốc, không bị thiếu hụt, đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng.

Bạn cũng có thể nhập hàng từ những dược sĩ uy tín khác. Hãy cẩn thận kiểm tra thật kỹ thuốc trước khi nhập hàng để tránh mua phải hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng. Các nguồn nhập thuốc chất lượng hiện nay như: Hapulico miền bắc (85 Vũ Trọng Phụng), Chợ thuốc 168 Ngọc Khánh, 132 Lê Duẩn, Siêu thị thuốc Việt (31A Láng hạ), Chợ thuốc Quận 10 TPHCM, các công ty dược trên đường Tô Hiến Thành TPHCM…

Để tìm nguồn nhập sản phẩm thuốc uy tín cho nhà thuốc, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Tìm hiểu các nhà cung cấp thuốc đáng tin cậy: Bạn có thể tìm hiểu các nhà cung cấp thuốc đáng tin cậy trên Internet hoặc thông qua các nguồn thư mục liên quan đến ngành thuốc. Các trang web như Alibaba, Made-in-China, hoặc 1688 cũng là những nơi có thể cung cấp thông tin về các nhà cung cấp thuốc.
  • Kiểm tra các chứng chỉ, giấy phép: Đảm bảo rằng nhà cung cấp thuốc có giấy phép và chứng chỉ phù hợp để nhập khẩu hoặc sản xuất các sản phẩm thuốc. Bạn có thể yêu cầu các giấy tờ này trước khi quyết định hợp tác với nhà cung cấp.
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Bạn có thể yêu cầu mẫu sản phẩm thuốc từ nhà cung cấp để kiểm tra chất lượng. Đảm bảo rằng sản phẩm thuốc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết và được sản xuất bởi các nhà sản xuất có uy tín.
  • Tìm kiếm thông tin phản hồi từ khách hàng: Nếu có thể, bạn có thể tìm kiếm các phản hồi từ các khách hàng khác về sản phẩm thuốc của nhà cung cấp. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá được chất lượng sản phẩm và độ tin cậy của nhà cung cấp.
  • Đánh giá giá cả: Bạn cũng nên đánh giá giá cả của các sản phẩm thuốc từ các nhà cung cấp khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn chọn được nhà cung cấp cung cấp sản phẩm thuốc chất lượng với giá cả hợp lý.

6. Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị đạt chuẩn GPP cho nhà thuốc

GPP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Pharmacy Practices”, được dịch sang tiếng Việt là “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc”, bao gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc (nguyên tắc quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật) để bảo đảm việc sử dụng thuốc được chất lượng, hiệu quả và an toàn.

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2018/TT-BYT Khi xây dựng một nhà thuốc đạt chứng nhận “Thực hành tốt nhà thuốc-GPP” thì phải đạt được các tiêu chuẩn về:

– Nhân sự.

– Cơ sở vật chất, kỹ thuật.

– Hoạt động của nhà thuốc.

Tiêu chuẩn của cơ sở vật chất, thiết bị đạt chuẩn GPP của nhà thuốc phải đáp ứng đủ điều kiện trong mục II Phụ lục I – 1a ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BYT:

“1. Xây dựng và thiết kế

a) Địa điểm cố định, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm;

b) Khu vực hoạt động của nhà thuốc phải tách biệt với các hoạt động khác;

c) Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà dễ làm vệ sinh, đủ ánh sáng cho các hoạt động và tránh nhầm lẫn, không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời.

2. Diện tích

a) Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m2, phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ;

b) Phải bố trí thêm khu vực cho những hoạt động khác như:

– Phòng pha chế theo đơn nếu có tổ chức pha chế theo đơn;

– Khu vực ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bán lẻ trực tiếp cho người bệnh;

– Kho bảo quản thuốc riêng (nếu cần);

– Phòng hoặc khu vực tư vấn riêng cho người mua thuốc/bệnh nhân.

c) Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế thì phải có khu vực riêng, không bày bán cùng với thuốc và không gây ảnh hưởng đến thuốc; phải có biển hiệu khu vực ghi rõ “Sản phẩm này không phải là thuốc”

d) Trường hợp nhà thuốc có bố trí phòng pha chế theo đơn hoặc phòng ra lẻ thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc:

– Phòng phải có trần chống bụi, nền và tường nhà bằng vật liệu dễ vệ lau rửa, khi cần thiết có thể thực hiện công việc tẩy trùng;

– Có chỗ rửa tay, rửa và bảo quản dụng cụ pha chế, bao bì đựng;

– Không được bố trí chỗ ngồi cho người mua thuốc trong khu vực phòng pha chế.

– Phải có hóa chất, các dụng cụ phục vụ cho pha chế, có thiết bị để tiệt trùng dụng cụ (tủ sấy, nồi hấp), bàn pha chế phải dễ vệ sinh, lau rửa.

3. Thiết bị bảo quản thuốc tại nhà thuốc

a) Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:

– Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ;

– Có đủ ánh sáng để đảm bảo các thao tác, đảm bảo việc kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc và tránh nhầm lẫn.

– Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc. Nhiệt kế, ẩm kế phải được hiệu chuẩn định kỳ theo quy định

– Cơ sở đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ sở tái đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn GPP sau ngày Thông tư này có hiệu lực phải trang bị ít nhất 01 thiết bị theo dõi nhiệt độ tự ghi với tần suất ghi phù hợp (thường 01 hoặc 02 lần trong 01 giờ tùy theo mùa).

Các cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược còn hiệu lực hoặc có Giấy GPP còn hiệu lực, chậm nhất đến 01/01/2019 phải trang bị thiết bị theo dõi nhiệt độ tự ghi.

b) Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng: nhiệt độ không vượt quá 30°C, độ ẩm không vượt quá 75%.

– Có tủ lạnh hoặc phương tiện bảo quản lạnh phù hợp với các thuốc có yêu cầu bảo quản mát (8-15° C), lạnh (2-8° C).”

Vị trí nhà thuốc, quầy thuốc cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc có bán được nhiều sản phẩm thuốc hay không. Hãy xem vị trí chỗ ngồi của bạn và nhân viên xem đã có thể bao quát cả nhà thuốc chưa, có thấy được khách hàng đi vào nhà thuốc hay không. Các không gian trong nhà thuốc cần được thiết kế sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn GPP. Các không gian này bao gồm khu vực bán hàng, khu vực bảo quản thuốc, khu vực làm việc cho nhân viên..

7. Training kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ nhân viên bán hàng

Đội ngũ nhân viên bán hàng tại nhà thuốc chính là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do đó, họ phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo sự thành công kinh doanh của nhà thuốc. Bạn cần tuyển chọn nhân viên có đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng để bán hàng. Với các nhà thuốc quy mô vừa và lớn thì việc thuê nhân viên để vận hành nhà thuốc là điều thực sự cần thiết.

Training-kien-thuc-ky-nang-cho-doi-ngu-nhan-vien-ban-hang

Hãy tuyển những nhân viên có trình độ dược sĩ, có thể đọc được đơn thuốc, tư vấn được chuẩn xác cho khách hàng và bán hàng. Bán hàng ở nhà thuốc luôn đòi hỏi khả năng tư vấn vì điều này ảnh hưởng đến sức cạnh tranh doanh thu của nhà thuốc. Nếu nhân viên chưa đủ kinh nghiệm, hãy dành thêm thời gian để training kiến thức cũng như kỹ năng cho đội ngũ nhân viên bán hàng. Một số kỹ năng và kiến thức quan trọng mà bạn có thể cung cấp cho đội ngũ nhân viên bán hàng tại nhà thuốc:

  • Kiến thức chuyên môn về dược phẩm: Đội ngũ nhân viên bán hàng tại nhà thuốc cần có kiến thức về các sản phẩm dược phẩm, bao gồm thành phần, công dụng, tác dụng phụ, liều lượng và cách sử dụng. Họ cần được đào tạo để có thể cung cấp cho khách hàng các thông tin chính xác và tin cậy về các sản phẩm dược phẩm.
  • Kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống: Nhân viên bán hàng tại nhà thuốc cần có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể nói chuyện với khách hàng, giải đáp các câu hỏi và giới thiệu các sản phẩm. Họ cũng cần có kỹ năng xử lý tình huống để có thể giải quyết các vấn đề phát sinh và giúp khách hàng giải quyết các thắc mắc liên quan đến sản phẩm.
  • Kiến thức về quản lý kho: Nhân viên cần có kiến thức về quản lý kho để đảm bảo hàng hóa được tồn kho đầy đủ và chính xác. Họ cần được đào tạo để có thể kiểm tra số lượng hàng hóa, đặt hàng và sắp xếp hàng hóa một cách hợp lý.
  • Kỹ năng bán hàng: Đội ngũ nhân viên bán hàng tại nhà thuốc cần có kỹ năng bán hàng để có thể tư vấn khách hàng và đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Họ cần được đào tạo để có thể xác định nhu cầu của khách hàng và giới thiệu các sản phẩm phù hợp.
  • Kiến thức về quản lý doanh nghiệp: Cần hiểu về quản lý doanh nghiệp để có thể hỗ trợ quản lý. Ngoài ra, nhân viên cần phải tổng hợp sổ sách, đơn hàng, hàng hóa bán ra trong ca làm việc của mình vào cuối mỗi ca một cách chính xác, cẩn thận và chi tiết nhất để đảm bảo không bị sai lệch hay thất thoát hàng hóa.

Đào tạo được nhân viên tốt sẽ giúp nhà thuốc của bạn nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu rủi ro về mặt pháp lý. Đồng thời nhân viên nhà thuốc có thể cung cấp chính xác thông tin về thuốc để đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách hàng. Những người bán thuốc cần phải biết về các tác dụng phụ và tương tác của thuốc. Nếu họ không có kiến thức đầy đủ về các tác dụng phụ và tương tác thuốc, họ có thể cung cấp thông tin không chính xác và gây hại cho khách hàng.

8. Quảng bá thương hiệu

Bảng hiệu của nhà thuốc là một yếu tố quan trọng giúp thu hút khách hàng nên hãy lựa chọn font chữ, màu sắc tạo thương hiệu màu sắc riêng cho nhà thuốc của bạn, đồng thời tạo sự chuyên nghiệp cho nhà thuốc, thu hút khách hàng đến nhiều hơn. Bạn nên kết hợp cả việc bán thuốc trực tiếp cũng như bán Online để có thể tiếp cận đến nhiều nguồn khách hơn.

quang-ba-thuong-hieu-cho-nha-thuoc

Cần chú trọng vào việc quảng cáo nhà thuốc. Ví dụ như quảng bá thương hiệu trên Facebook, Instagram, Tiktok, Shopee, Lazada,… Xây dựng Website hay Fanpage là cách khá hữu ích để có thể giới thiệu thông tin về nhà thuốc, sản phẩm tới khách hàng. Đối với các trang mạng xã hội: Bạn nên kết hợp giữa những bài đăng chia sẻ về kiến thức, kinh nghiệm về sức khỏe, thuốc thang xen kẽ với những bài viết về công dụng của các loại thuốc, giới thiệu thuốc và các chương trình ưu đãi,…

Đối với Tiktok, bạn có thể tạo ra những video theo tuyến nội dung tư vấn sức khỏe hay đánh giá chất lượng các loại thuốc, mang đến những kiến thức, thông tin bổ ích tới khách hàng, tăng lượt Follow trên trang Tiktok của bạn. Sau đó bạn có thể mở Tiktok Shop kết hợp bán hàng trên Tiktok. Khách hàng sẽ từ những Video xu hướng của bạn sau đó vào cửa hàng trên Tiktok Shoo và lựa chọn sản phẩm mà họ có nhu cầu.

Bạn cũng có thể đăng Video kèm việc gắn link sản phẩm dưới Video để khách hàng nhấn mua luôn. Tuy nhiên thì việc gắn link sản phẩm ngay ở Video đôi khi có thể khiến Video khó lên xu hướng.

Đối với trang thương mại điện tử như Shopee hay Lazada, bạn cần tạo một gian hàng và đăng các sản phẩm bạn bán lên Shop, tạo hình ảnh đẹp nhất thu hút khách hàng. Bạn cũng nên đăng kèm hình ảnh sản phẩm với hình ảnh feedback của khách hàng để tăng độ tin cậy, uy tín. Sản phẩm càng chất lượng càng nhiều lượt mua và đánh giá 5 sao.

Hãy luôn bán những sản phẩm chất lượng mang lại hiệu quả cao để thu về nhiều đánh giá tốt của khách hàng. Càng nhiều người cho cửa hàng của bạn 5 sao thì mức uy tín của cửa hàng của bạn càng cao. Hãy cố gắng đạt ở mức 4.9 sao hoặc 5 sao. Khi đăng bài trên các trang mạng xã hội, bạn có thể kèm theo Link dẫn đến các cửa hàng của bạn trên các trang thương mại điện tử phổ biến.

Một cách để quảng bá thương hiệu cũng như thu hút khách hàng chính là tạo ra các chương trình ưu đãi giảm giá cho khách hàng cũng như tư vấn tận tình cho khách. Việc nhà thuốc của bạn có những chương trình ưu đãi trong khi chất lượng sản phẩm tốt sẽ giúp bạn có nhiều khách hàng trung thành hơn, thậm chí họ sẽ giới thiệu nhiều khách khác đến để ủng hộ bạn.

9. Xây dựng lòng tin từ phía khách hàng

Vì thuốc liên quan đến vấn đề sức khỏe nên người tiêu dùng rất cẩn trọng trong việc lựa chọn những nhà thuốc chất lượng. Thái độ nhân viên đóng vai trò lớn trong việc gây dựng được thiện cảm của khách hàng đối với nhà thuốc. Xây dựng lòng tin là một yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh nhà thuốc, vì nó giúp tạo ra một mối quan hệ lâu dài với khách hàng và đảm bảo sự trung thành của họ với nhà thuốc của bạn. Dưới đây là một số cách để xây dựng lòng tin cho khách hàng khi kinh doanh nhà thuốc:

Xay-dung-long-tin-tu-phia-khach-hang

  • Cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ: Khách hàng luôn muốn biết mọi thông tin về sản phẩm, từ thành phần, tác dụng, cách sử dụng cho đến giá cả. Hãy đảm bảo rằng nhà thuốc của bạn cung cấp đầy đủ thông tin và chính xác về sản phẩm để khách hàng có thể tin tưởng và lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
  • Chăm sóc khách hàng tận tình: Tạo ra một môi trường thân thiện, nhiệt tình và chuyên nghiệp để khách hàng cảm thấy thoải mái và tin tưởng hơn. Hãy lắng nghe và tư vấn cho khách hàng về sản phẩm, giải đáp thắc mắc của họ và đặc biệt là khi khách hàng có vấn đề về sức khỏe, hãy cùng họ tìm ra giải pháp tốt nhất.
  • Tạo ra sự đồng cảm và tận tâm: Hãy đối xử với khách hàng như một người bạn thân thiết. Hãy quan tâm đến sức khỏe của họ, gửi lời chúc sức khỏe đến họ khi họ bị ốm và tìm cách giúp đỡ họ trong mọi tình huống.
  • Giới thiệu sản phẩm chất lượng: Chọn lọc các sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của khách hàng. Điều này sẽ giúp tăng độ tin cậy của nhà thuốc và làm cho khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm của nhà thuốc.
  • Tích cực tương tác với khách hàng: Hãy liên tục tương tác và giữ liên lạc với khách hàng của mình thông qua các kênh truyền thông như email, tin nhắn hay các trang mạng xã hội. Điều này sẽ giúp tăng sự gắn kết giữa nhà thuốc và khách hàng và giúp khách hàng tin tưởng và trung thành hơn.

10. Sử dụng phần mềm quản lý khách hàng và sản phẩm

Vì nhà thuốc nhập đa dạng các loại thuốc cũng như các sản phẩm liên quan nên nếu chỉ quản lý thủ công thì mất rất nhiều thời gian và còn có thể nhầm lẫn về số lượng hàng hóa. Sử dụng phần mềm công nghệ sẽ giúp bạn quản lý được số lượng hàng trong kho, hàng tồn kho, số lượng hàng hóa đã bán, đơn từ, tình trạng đơn hàng… cũng như quản lý được khách hàng và chăm sóc khách hàng.

Su-dung-phan-mem-quan-ly-khach-hang-va-san-pham

Nobi Pro là giải pháp tối ưu hóa hiệu quả cho nhà thuốc của bạn, giúp quản lý đơn hàng và khách hàng hiệu quả, tránh việc gây ra thất thoát như bỏ sót hàng hóa, mất đơn hàng,…

Trên đây là những gợi ý của Nobi Pro về ý tưởng kinh doanh nhà thuốc mang lại lợi nhuận nhiều nhất. Để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh trực tiếp, bạn hãy sử dụng ngay bộ sản phẩm của Nobi Pro ngay hôm nay.

Nobipro là giải pháp tất cả trong một cho nhà bán hàng trực tuyến

Nobi Pro là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp tối ưu hóa và tự động hóa cho các nhà bán hàng trực tuyến. Với các tính năng ưu việt của mình, Nobi Pro chắc chắn sẽ giúp các nhà bán hàng nâng cao tỉ lệ chốt đơn, cũng như các tính năng cứu đơn, giảm hoàn, tối ưu doanh số.

Tham gia trải nghiệm dùng thử miễn phí các sản phẩm của Nobi Pro ngay tại đây:

Đừng quên theo dõi Fanpage và Website của Nobi Pro để sớm nhận được thông báo các bài viết chia sẻ kiến thức kinh doanh mới nhất cùng vô số các khuyến mãi đầy hấp dẫn nhé!

CSO - Founder at Nobita Pro | Website

Donnie Chu là Founder của DC Group và Nobi Pro, là một người với 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực MMO, Digital Marketing, Kinh doanh Online. Anh được cộng đồng mạng biết đến nhiều nhất là một Speaker chuyên tham gia và tổ chức các sự kiện lớn trong lĩnh vực quảng cáo Facebook, TikTok, thương mại điện tử, tạo cơ hội giúp các nhà bán hàng, KOL, KOC dọc cả nước có cơ hội trao đổi, liên kết với nhau.