Chia sẻ kiến thức

Các hình thức quảng cáo trên TikTok mới nhất mà bạn phải biết

Nếu bạn từng chạy quảng cáo TikTok, bạn ắt hẳn sẽ biết được rằng nền tảng TikTok sở hữu 05 hình thức quảng cáo khác nhau phù hợp với từng mục đích quảng cáo bạn cần. Tuy nhiên, chắc hẳn không phải ai cũng hiểu rõ được hết ý nghĩa và đặc điểm của các hình thức quảng cáo trên TikTok. Do vậy, ngay sau đây Nobi Pro sẽ cùng bạn điểm lại và phân chuyên sâu hình thức quảng cáo trên TikTok.

Bạn có thể tham khảo bài viết:

1. Hình thức quảng cáo In-feed

Quảng cáo In-feed, hay có thể hiểu đơn giản là quảng cáo “xen lẫn”, là hình thức quảng cáo thông dụng nhất trên nền tảng TikTok. Đây là dạng quảng cáo sẽ xuất hiện xuyên suốt quá trình người dùng lướt TikTok, được đan xen một cách ngẫu nhiên giữa các nội dung thông thường hoặc ở cuối mục đề xuất. Các quảng cáo In-feed có thể được nhận biết bởi dòng chữ “Được tài trợ bởi” xuất hiện phía trên dòng mô tả cho video quảng cáo đó.

Bạn có thể theo dõi hình thức quảng cáo In-feed tại Video dưới đây:

Giống như các video bán hàng, quảng cáo In-feed cũng được trang bị cho mình một nút CTA để kêu gọi hành động. Tuy nhiên, nút CTA này hoàn toàn cho phép người dùng gắn vào các Link Landing Page, Link điều hướng về trang cửa hàng, Website của nhà bán hàng hay trang cửa hàng tải xuống ứng dụng.

Nói cách khác, mục tiêu chính của quảng cáo In-feed sẽ bao gồm 02 điều sau:

  • Điều hướng người dùng sang trang Web của bạn, tạo lượt truy cập và chuyển đổi ở trên các trang Web đó
  • Gia tăng thêm lượt xem, lượt tương tác trên chính video quảng cáo được sử dụng.

Việc thực hiện quảng cáo theo hình thức này có thể được tiến hành giống việc bạn đăng tải một video thông thường, giúp hình thức này trở nên dễ dàng tiếp cận với đa số người dùng, đặc biệt là với những người ít kinh nghiệm. Ngoài ra hình thức quảng cáo In-feed còn được trang bị các ưu điểm sau:

  • Không gây khó chịu: Hình thức quảng cáo In-feed được xen lẫn giữa danh sách các video đề xuất như một video bình thường mà người xem có thể bỏ qua thoải mái, không gây khó chịu và tối ưu trải nghiệm cho người xem.
  • Tiết kiệm chi phí: Với việc thu phí chủ yếu dựa vào lượt click (CPC) và lượt hiển thị, In-feed được đánh giá là hình thức quảng cáo tiết kiệm chi phí nhất trên nền tảng TikTok.
  • Hỗ trợ CTA: Nếu quảng cáo được phát trên 9 giây, nút CTA sẽ hiện lên, giúp nâng cao hiệu quả kêu gọi hành động từ người xem có hứng thú với nội dung trong quảng cáo.

Tuy nhiên, loại hình quảng cáo này lại mang một vài nhược điểm rõ rệt như:

  • Tính hiệu quả không quá cao: Tuy việc cho phép người dùng có thể thoải mái lướt bỏ qua quảng cáo đem lại trải nghiệm cao, việc này khiến cho tính hiệu quả của quảng cáo bị giảm đi trông thấy so với việc yêu cầu khách hàng xem tối thiểu 05 giây trước khi được phép bỏ qua.
  • Mức độ hiệu quả phụ thuộc vào nội dung: Đây là một vấn đề chung với hầu hết các nội dung quảng cáo video trên TikTok. Bạn cần tạo ra giá trị giải trí cho khách hàng trước để có thể khiến họ có động lực truy cập vào link gắn trên quảng cáo.

Việc quảng cáo bằng hình thức In-feed rất dễ dàng thực hiện. Bạn chỉ cần chuẩn bị video và hình ảnh đáp ứng được các tiêu chí sau của TikTok là đã có thể tiến hành chạy quảng cáo một cách nhanh chóng:

  • Tỉ lệ khung hình: 1:1, 16:9 và 9:11
  • Định dạng file: .mp4, .mov, .avi, .3gp và .mov
  • Chất lượng quảng cáo phải đạt độ phân giải 540 x 960 px hoặc 640 x 640 px. Chất lượng video tốt nhất từ 720px trở lên.
  • Thời lượng video tối thiểu là 5 giây và tối đa là 60 giây.
  • Kích thước video tối đa là 500mb

Dạng quảng cáo In-feed trên TikTok

Để việc chạy quảng cáo trên TikTok theo hình thức In-feed đạt hiệu quả cao nhất, sau đây là một vài gợi ý từ các chuyên gia của Nobi Pro:

  • Định dạng Video khuyến nghị là 9:16.
  • Quảng cáo phải chứa âm thanh, không được để trống. Âm thanh phải rõ ràng, không được khó nghe, méo mó, chất lượng kém.
  • Chữ trên quảng cáo phải dễ nhìn, đúng chính tả, không có biểu tượng cảm xúc và gói gọn trong tối đa 100 ký tự.
  • Hạn chế sử dụng che, bôi mờ vì sẽ dễ bị đánh vi phạm từ TikTok.
  • Video phát sóng khoảng 9 giây sẽ tự động hiện nút CTA. Do đó thời lượng video khuyến nghị nên từ 9 giây trở lên và phù hợp nhất là dài 15 giây.

2. Quảng cáo Brand takeover

Quảng cáo Brand takeover là hình thức quảng cáo xuất hiện ngay lập tức khi bạn mở ứng dụng TikTok và chuyển qua hiển thị hình ảnh sau đó. Hiểu đơn giản, đây là hình thức quảng cáo tương tự như các quảng cáo video truyền thống thường thấy trên các nền tảng quen thuộc như Youtube, Facebook với các ưu điểm sau:

  • Người dùng sẽ không thể bỏ qua quảng cáo được cho tới khi họ xem hết quảng cáo. Điều này giúp gia tăng khả năng truyền đạt thông tin trong quảng cáo và để lại ấn tượng về kênh, thương hiệu trong tâm trí người xem.
  • Hình thức Brand takeover cũng được hỗ trợ khả năng gắn link điều hướng sang trang web, landing page khác.
  • Có khả năng kết hợp với Hashtag Challenge- là một dạng thử thách trào lưu theo từ khóa, giúp nâng cao nhận thức người xem với thương hiệu tạo ra thử thách đó.
  • Quảng cáo được thực hiện theo hình thức đấu thầu ngày xuất hiện. Một khi bạn đã đấu thầu thành công, trong vòng 24 giờ vào đúng ngày bạn tiến hành chiến dịch quảng cáo, khi người dùng mở TikTok lên sẽ chỉ hiện thị quảng cáo của bạn.
  • Nếu người dùng bấm vào video sẽ tự động được điều hướng sang trang landing page, trang web của bạn ngay lập tức.

Dạng quảng cáo Brand Takeover trên TikTok

Từ các ưu điểm trên, bạn có thể dễ dàng nhận thấy hình thức quảng cáo này hướng đến việc tiếp cận và tạo lượt truy cập vào trang web, landing page, cũng như hướng người dùng vào các trend thử thách thông qua Hashtag Challenge. Tuy nhiên, hình thức quảng cáo này cũng có một số mặt hạn chế nhất định, gồm:

  • Gây khó chịu: Việc vừa mở ứng dụng lên đã bị chèn quảng cáo có thể làm giảm đáng kể trài nghiệm của khách hàng và đặc biệt là sẽ tạo ra thành kiến với thương hiệu. Điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới danh tiếng của thương hiệu.
  • Chi phí tốn kém: Việc phải đấu thầu giành suất phát sóng quảng cáo sẽ tốn của bạn một khoản chi phí không hề nhỏ. Ngoài ra quảng cáo chạy theo hình thức tính phí dựa trên lượt hiển thị (CPM), lượt click (CPC) và lượt tiếp cận. Với khả năng tiếp cận lượng lớn người dùng, chi phí đầu tư cho quảng cáo trở nên vô cùng lớn.
  • Không thể tương tác: Quảng cáo theo hình thức này hoàn toàn không có chức năng bình luận hay “thả tim”. Bạn sẽ không thể khai thác bất cứ lượt tương tác nào cho video, hình ảnh sử dụng trong quảng cáo đó.
  • Ngoài ra, quảng cáo của bạn sẽ không thể xuất hiện trong 02 ngày liên tiếp. Tức là bạn sau khi hoàn tất 24 giờ chiến dịch quảng cáo, bạn sẽ phải chờ tiếp 24 giờ nữa để có thể tiếp tục đấu thầu và phát sóng quảng cáo đó.

Điểm nhấn quan trọng nhất của hình thức quảng cáo Brand takeover là tính độc quyền trong ngày bạn đấu thầu thành công quảng cáo. Hiểu một cách đơn giản, trong vòng 24 giờ tới, hạng mục sản phẩm bạn lựa chọn để quảng cáo sản phẩm (mỹ phẩm, quần áo,…) sẽ chỉ hiển thị duy nhất sản phẩm của bạn. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp khác vẫn có thể hiển thị quảng cáo Brand takeover cùng ngày với bạn nếu hạng mục sản phẩm giữa bạn và họ là không giống nhau.

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, hình thức quảng cáo này không dành cho các nhà bán hàng nhỏ lẻ hoặc quy mô nhỏ. Đây sẽ là dạng quảng cáo cực kỳ thích hợp dành cho các thương hiệu vừa và lớn, đang có nhu cầu chạy sự kiện (ví dụ như Hashtag challenge) và các chiến dịch giúp nâng cao nhận thức khách hàng về thương hiệu, ra mắt sản phẩm mới hoặc kéo lượt truy cập về trang Web của doanh nghiệp đó.

Để có thể được phê duyệt và chạy quảng cáo Brand takeover hiệu quả, bạn cần chú ý tới các yêu cầu của TikTok dành cho loại hình quảng cáo này, bao gồm:

  • Có thể sử dụng ảnh động hoặc video, thông thường video sẽ được phát trước, sau đó là hình ảnh động.
  • Thời lượng quảng cáo là 3-5 giây
  • Dung lượng file video, hình ảnh tối đa là 50mb
  • Tỉ lệ khung hình: 1:1, 16:9 và 9:11
  • Định dạng file: .mp4, .mov, .avi, .3gp và .mov

3. Quảng cáo Hashtag Challenge

Như đã đề cập trong quảng cáo Brand takeover, quảng cáo Hashtag challenge là loại quảng cáo thường xuyên được các thương hiệu lớn sử dụng trên nền tảng TikTok nhằm kêu gọi người dùng thực hiện một số hành động cụ thể. Bạn có thể dễ dàng nhận biết nội dung thuộc loại hình quảng cáo này thông qua đoạn chữ “Được tài trợ” và một cụm từ đằng sau dấu [#] mục mô tả của quảng cáo.

Bạn có thể theo dõi hình thức quảng cáo Branded Hashtag Challenge tại Video dưới đây:

Hình thức quảng cáo này mang trong mình những ưu điểm sau:

  • Tính viral cao: Các thứ thách đôi khi sẽ mang trong mình tiềm năng trở nên vô cùng hấp dẫn, đặc biệt đối với giới trẻ và rất dễ trở thành một hiện tượng. Điều này sẽ lôi kéo thêm càng nhiều người tham gia thử thách, khiến tên tuổi của doanh nghiệp cũng nhờ đó được biết đến rộng rãi hơn.
  • Mức độ chia sẻ cao: Để có thể tham gia vào Hashtag challenge, ngoài việc người dùng cần thiết kế video chứa sản phẩm của thương hiệu, video tham gia thử thách cũng cần phải chứa Hashtag của thử thách đó, khiến nhiều người dùng khác biết hơn về đang diễn ra sự kiện này.
  • Không gây khó chịu: Hashtag challenge được các người dùng thực hiện dưới dạng video thông thường nên người dùng khác hoàn toàn có thể lướt qua trong quá trình lướt TikTok. Do đó loại hình quảng cáo này sẽ không gây hại đến trải nghiệm người dùng.

Hashtag challenge là hình thức quảng cáo giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn thông qua việc tạo ra các trend trong cộng đồng. Không chỉ vậy, Hashtag challenge cũng có thể cho phép người dùng bán hàng trực tiếp trong nội dung quảng cáo chính mà không bắt người dùng rời khỏi ứng dụng.

Song, hình thức quảng cáo này cũng không hoàn hảo và mang trong mình một số điểm yếu, bao gồm:

  • Chi phí thực hiện cao: Quảng cáo Hashtag challenge yêu cầu một chiến dịch quảng cáo quy mô lớn để có thể tiến hành hiệu quả. Điều này sẽ yêu cầu doanh nghiệp đầu tư một lượng lớn vốn vào các hoạt động nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, xu hướng cộng đồng,… để khiến Hashtag challenge trở nên hiệu quả.
  • Chỉ hiệu quả khi kết hợp với hình thức khác: Thực tế thì hình thức quảng cáo này chủ yếu dựa vào Hashtag để quảng bá và lan truyền hoạt động của thương hiệu, do đó bản thân nó độc lập không có khả năng tự tiếp cận khách hàng mà phải kết hợp với các hình thức khác để có thể ra được con số chuyển đổi.

Điểm mấu chốt và quan trọng nhất trong hình thức quảng cáo này là khả năng thuyết phục khách hàng thực hiện thử thách được đề ra. Một trong những phương pháp hữu hiệu được đa số các doanh nghiệp sử dụng là tặng cho nhưng người dùng hoàn thành quảng cáo voucher giảm giá, ưu đãi giá trị. Việc này ngoài ra cũng có thể đem lại cho bạn data giá trị về khách hàng để sử dụng cho các mục đích bán lại, bán chéo sau này.

4. Quảng cáo TikTok dạng Top View

Quảng cáo Top View là hình thức quảng cáo mới xuất hiện trên TikTok với phương thức hoạt động tương tự như Brand takeover là xuất hiện ngay khi bạn mở ứng dụng TikTok. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức này là Top View sẽ ngay lập tức trả bạn về trang chính của TikTok khi quảng cáo gần kết thúc, hoặc cho phép người xem bỏ qua sau khi xem ít nhất 5 giây.

Link video về hình thức chạy quảng cáo TikTok TopView:

Quảng cáo Top View mang trong mình những ưu điểm sau:

  • Thời lượng phát sóng dài: Với thời lượng video lên tới 60 giây, hình thức quảng cáo Top View cho phép bạn hướng tới nội dung và chất lượng video nhiều hơn so với các hình thức quảng cáo khác.
  • Cho phép người dùng tương tác với video: Ngay sau khi quảng cáo đưa bạn trở lại giao diện chính, video quảng cáo sẽ thu nhỏ và trở nên tương tự như một video thông thường khi bạn lướt TikTok. Người dùng có thể chia sẻ, thả tim, bình luận trên chính video đó.
  • Hoàn toàn không gây khó chịu: Tuy rằng quảng cáo vẫn bắt bạn xem tối thiểu 5 giây để có thể bỏ qua, hình thức quảng cáo này đề cao nội dung giải trí hơn các hình thức khác, khiến cho sự khó chịu từ phía người dùng ở mức độ ít hoặc không hề có.
  • Ngoài ra, khi quảng cáo thu về dạng video nội dung, nút CTA điều hướng về trang web hoặc cửa hàng TikTok Shop của bạn sẽ hiện ra trong mục mô tả.

Dễ dàng có thể nhận ra rằng hình thức quảng cáo Top View được tiến hành nhằm tiếp cận và kêu gọi khách hàng thực hiện hành động (bấm vào link mua hàng, bấm vào để xem sản phẩm,…). Để hiểu một cách đơn giản thì đây là hình thức quảng cáo mang những đặc điểm của Brand takeover và In-feed, khi bạn vừa có thể tiếp cận người dùng TikTok với quy mô rộng, vừa tạo ra giá trị chuyển đổi, đồng thời thu thập thêm lượt view, lượt tương tác trên chính nội dung của bạn.

Điểm nổi bật nhất của hình thức quảng cáo này là khả năng hấp dẫn đến từ nội dung được quảng cáo. Nền tảng TikTok về bản chất vẫn luôn là một nền tảng thuần giải trí, và người dùng TikTok chọn mua hàng trên nền tảng này nhờ vào sự hấp dẫn từ nội dung. Việc đưa thời lượng video lên 60 giây đã mở ra rất nhiều tiềm năng sáng tạo nôi dung quảng cáo thu hút được khách hàng.

Để có thể chạy quảng cáo Top View trên TikTok, bạn cần đảm bảo được các tiêu chí sau:

  • Độ dài Video: 60 giây tối đa.
  • Video quảng cáo phải được thực hiện theo một trong 03 định dạng chuẩn sau đây:
  • Video dọc với tỉ lệ 9:16 (khuyến nghị)
  • Video vuông với tỉ lệ 1:1
  • Video ngang với tỉ lệ 16:9
  • Quảng cáo phải chứa âm thanh, không được để trống. Âm thanh phải rõ ràng, không được khó nghe, méo mó, chất lượng kém.
  • Chữ trên quảng cáo phải dễ nhìn, đúng chính tả, không có biểu tượng cảm xúc và gói gọn trong tối đa 100 ký tự.
  • Chất lượng quảng cáo phải đạt độ phân giải 540 x 960 px hoặc 640 x 640 px. Chất lượng video tốt nhất từ 720px trở lên.
  • Kích thướng video tối đa là 500mb.

5. Quảng cáo Branded Effect

Branded Effect là hình thức quảng cáo riêng của TikTok thông qua việc sử dụng các dán nhãn, hiệu ứng trong quá trinh quay video. Các dán nhãn, hiệu ứng đó được tạo ra và đăng tải bởi một thương hiệu, và khi có người sử dụng chúng trong video thì trên video đó sẽ xuất hiện biểu tượng, tên thương hiệu và hashtag của thương hiệu trong mục mô tả.

Quảng cáo Brands Effect trên Tiktok

Quảng cáo Branded Effect mang trong mình những ưu điểm sau:

  • Tính viral cao: Bản thân các dán nhãn, hiệu ứng trong các ứng dụng chụp ảnh, quay video đã tạo ra một xu thế quay, chụp mới trong cộng đồng. Do vậy, hình thức quảng cáo Branded Effect luôn sở hữu cho mình sức hấp dẫn vô cùng lớn đối với giới trẻ.
  • Dễ dàng quảng bá thương hiệu, sản phẩm: Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể chuyển hóa sản phẩm của họ thành các hiệu ứng xuất hiện trong video, khiến hình ảnh thương hiệu dễ dàng để lại dấu ấn trong khách hàng.
  • Mức độ chia sẻ cao: Các hashtag luôn mang trong mình tiềm năng chia sẻ vô cùng lớn trên mạng xã hội. Việc hashtag của bạn sẽ luôn được gắn vào mô tả video mỗi khi có ai đó sử dụng dán nhãn của bạn sẽ khiến chiến dịch của thương hiệu tiếp cận được nhiều người hơn.

Dễ dàng nhận thấy rằng, hình thức quảng cáo Branded Effect mang trong mình những nét tương đồng với hình thức quảng cáo Hashtag challenge. Mục tiêu của cả hai hình thức này đều là nâng cao nhận thức của công chúng về bạn và kêu gọi hành động tương tác hai chiều.

Cũng vì vậy, Branded Effect sở hữu toàn bộ các điểm yếu của hình thức Hashtag Challenge. Việc thuê thiết kế bộ dán nhãn, hiệu ứng không phải là quá đắt đỏ, nhưng nó vẫn là một khoản chi phí đáng để chú ý. Ngoài ra, hình thức quảng cáo này không thể tự thành công một mình, mà bạn sẽ cần áp dụng Branded Effect song song với các hình thức quảng cáo khác.

Ưu điểm vượt trội nhất của hình thức quảng cáo này đến từ việc bạn có thể tự tạo bộ dán nhãn, hình động cho riêng bạn. Bạn có thể lấy chính sản phẩm của bạn và biến chúng trở thành các dán nhãn đầy sinh động. Ví dụ thành công tiêu biểu nhất của hình thức quảng cáo này là VinFast, một thương hiệu không hề xa lạ với cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam với sản phẩm xe điện hai bánh. Thương vụ quảng cáo thành công đó đã vinh dự được chính nền tảng TikTok sử dụng để quảng bá cho hình thức quảng cáo này

Dán nhãn, hiệu ứng, biểu cảm được đăng tải cho chiến dịch Branded Effect sẽ hết hạn sau 10 ngày. Do đó bạn hãy lưu ý tận dụng thật tốt khoảng thời gian đó.

Trên là hướng dẫn của Nobi Pro về các hình thức quảng cáo trên TikTok. Để có thể tối ưu hoạt động kinh doanh của bạn trên TikTok Shop, hãy đăng ký sử dụng ngay phần mềm Nobi Tik của Nobi Pro. Nobi Tik là tính năng giúp giải quyết mọi vấn đề các nhà bán hàng trên TikTok Shop gặp phải, hỗ trợ quản lý bán hàng toàn diện từ khâu kho hàng & sản phẩm, bán hàng, vận đơn, CSKH, Remarketing, quản lý đánh giá shop, giảm tỷ lệ hoàn…

Nobi Tik - Giải pháp đồng bộ, quản lý đa shop
Nobi Tik – Giải pháp đồng bộ, quản lý đa shop

Nobi Tik chính là giải pháp tối thượng vô cùng hữu ích dành cho tất cả các nhà bán hàng kinh doanh trên nền tảng TikTok. Hãy đăng ký ngay hôm nay để chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh của bạn và đem về nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé.

Đừng quên đăng ký theo dõi các trang của Nobi Pro để nhận thông báo về các bài viết chia sẻ kiến thức, khuyến mãi mới đầy hấp dẫn của Nobi Pro nhé.

CSO - Founder at Nobita Pro | Website

Donnie Chu là Founder của DC Group và Nobi Pro, là một người với 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực MMO, Digital Marketing, Kinh doanh Online. Anh được cộng đồng mạng biết đến nhiều nhất là một Speaker chuyên tham gia và tổ chức các sự kiện lớn trong lĩnh vực quảng cáo Facebook, TikTok, thương mại điện tử, tạo cơ hội giúp các nhà bán hàng, KOL, KOC dọc cả nước có cơ hội trao đổi, liên kết với nhau.